Tag Archives: Hoa Kỳ

Bộ Ngoại giao Trung Quốc phủ nhận ‘Trung Quốc là nước phát triển’

Đường Chính (NTDVN) 14/05/23 — Đáp lại việc Mỹ thông qua dự luật yêu cầu chấm dứt địa vị nước đang phát triển của Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân gần đây đã công khai phủ nhận “Trung Quốc là nước phát triển”.

Trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 12/5, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân đã được hỏi về việc Hạ viện Mỹ thông qua dự luật xác định Trung Quốc không phải là nước đang phát triển. Ông Uông trả lời rằng, “Trung Quốc không đội nổi chiếc mũ mang tên ‘nước phát triển’ này” và tuyên bố rằng “Trung Quốc là một quốc gia đang phát triển”.

Ông Hồ Bình (Hu Ping), Tổng biên tập danh dự của ấn phẩm chính luận hải ngoại Mùa xuân Bắc Kinh (Beijing Spring), nói với Đài Á châu Tự do (RFA) rằng, “Một mặt, (ông Tập Cận Bình) cật lực khoe khoang rằng nền kinh tế Trung Quốc đã có được những bước tiến vĩ đại nhường nào, nói rằng Trung Quốc đã trở nên giàu có hơn, mạnh hơn, và rằng mô hình của Trung Quốc thế này thế kia; nhưng hễ nhắc tới vị thế quốc gia đang phát triển thì Trung Quốc lại một mực phủ nhận (sự phát triển kinh tế của mình), việc này rất khôi hài”.

Vậy tại sao Trung Quốc không muốn trở thành ‘nước phát triển’?

Continue reading

Leave a comment

Filed under Uncategorized

Cản Trung Quốc dùng đòn kinh tế bắt chẹt thế giới: G7 bất lực

Thanh Hà (RFI) Tạp chí kinh tế 23/05/2023 — Ngăn chận Trung Quốc dùng thương mại, kinh tế như một loại vũ khí phục vụ các mục tiêu chính trị, ngoại giao hay chiến lược : Thất bại được báo trước của thượng đỉnh G7 Hiroshima. Làm thế nào để ngăn cản một thủ đoạn mà chính phương Tây, đứng đầu là Mỹ, vẫn thường xuyên sử dụng ?

Theo giới quan sát, tương tự như trong rất nhiều lĩnh vực công nghiệp, Bắc Kinh đã quan sát, học hỏi những phương pháp của những quốc gia khác để tiến xa hơn khi bắt tay vào thực hành. Sử dụng thủ đoạn economic coercion bắt chẹt thế giới cũng vậy. 

Tránh nêu đích danh Trung Quốc nhưng tại Hiroshima, hôm 20/05/2023, 7 nước công nghiệp phát triển nhất thế giới (Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Ý và Nhật Bản) cảnh cáo mọi ý đồ khai thác « mậu dịch, kinh tế như một công cụ chính trị (…) mọi ý đồ biến sự lệ thuộc của G7 và các đối tác của khối này thành một mục tiêu quân sự ». Đồng thời G7 chủ trương giảm thiểu mức độ phụ thuộc vào hàng hóa, nguyên liệu, vào dây chuyền sản xuất, vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc.

Tại Washington, cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan bồi thêm : G7 tuy không là một thượng đỉnh « chống lại Trung Quốc » nhưng đây là cơ hội để khối này tìm cách « giảm thiểu những rủi ro » đối với Trung Quốc. Bắc Kinh cũng như giới phân tích quốc tế đều biết rõ, bản tuyên bố chung của G7 vì an ninh kinh tế toàn cầu nhắm vào Trung Quốc.

Continue reading

Leave a comment

Filed under Uncategorized

Đất hiếm của Việt Nam trong cuộc cạnh tranh Mỹ- Trung

(RFA) 26/05/2023 — Tại hội nghị thượng đỉnh các nước G7 tại Hiroshima, Nhật Bản, từ 19 đến 21 tháng 5, 2023, bà Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) , đã nhấn mạnh cần phải hợp tác với những đối tác và các quốc gia có tầm nhìn chung để “giảm thiểu sự phụ thuộc của chúng ta vào Trung Quốc” ở một số lĩnh vực then chốt, trong đó có đất hiếm. Hôm 18/5/2023, Bộ Tài nguyên của Australia, một nước không thuộc G7 nhưng là khách mời tham dự G7 tương tự như Việt Nam, đã ra thông báo chính sách tài trợ cho ngành khai thác mỏ, trong đó có chiến lược khai thác đất hiếm, nhằm giảm thiểu các rủi ro về chủ quyền và tăng cường năng lực cho chuỗi cung ứng của các lĩnh vực sản xuất. 

Trong thời đại của nền kinh tế công nghệ, các nguyên tố đất hiếm có mặt khắp mọi sản phẩm công nghiệp như xe hơi, điện thoại di động, vệ tinh, động cơ, tên lửa dẫn đường bằng tia laser… Một báo cáo của RAND Corporation cho biết trong động cơ và các thiết bị điện tử của mỗi chiếc máy bay chiến đấu F-35 Lightning II thế hệ mới nhất của Hoa Kỳ có khoảng 450 kg nguyên tố đất hiếm.

Continue reading

Leave a comment

Filed under Uncategorized

Trung – Mỹ tiếp tục nỗ lực nối lại đối thoại thương mại

Minh Anh (RFI) 27/05/2023 — Ngày 26/05/2023, đại diện Thương Mại Mỹ, bà Katherine Tai và bộ trưởng Thương Mại Trung Quốc Vương Văn Đào (Wang Wentao) đã có cuộc gặp cấp cao. Kết thúc cuộc họp, hai bên thừa nhận chưa thể san bằng các căng thẳng, nhưng đôi bên cam kết duy trì để mở các kênh liên lạc giữa hai nước.

Tuy nhiên, trong thông cáo, đại diện Thương Mại Mỹ bà Katherine Tai, nhấn mạnh rằng đã có một « cuộc thảo luận về tầm quan trọng mối quan hệ thương mại Mỹ – Trung và tiếp tục theo đuổi đối thoại » giữa hai đại cường kinh tế hàng đầu thế giới.  

Theo Tân Hoa Xã, trong cuộc gặp này, bộ trưởng Vương đã bày tỏ mối quan ngại của Bắc Kinh về những chính sách thương mại của Mỹ cũng như về hồ sơ Đài Loan mà Washington đang thương lượng một hiệp ước tự do mậu dịch.  

Continue reading

Leave a comment

Filed under Uncategorized

Tại sao Tập ngó lơ Biden?

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng (NCQT) 29/05/2023 — Việc Bắc Kinh từ chối đối thoại với Washington là một phần trong cuộc chiến nhằm làm suy giảm tầm ảnh hưởng của Mỹ.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang ngó lơ Tổng thống Mỹ Joe Biden. Thật vậy, đã sáu tháng trôi qua kể từ lần cuối cùng hai nhà lãnh đạo nói chuyện với nhau – Bắc Kinh đổ lỗi rằng lịch trình bận rộn, và thậm chí là vụ khinh khí cầu bay lạc, đã khiến tương tác giữa hai vị lãnh đạo bị trì hoãn. Nhưng trong suốt thời gian đó, Tập lại gặp gỡ Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Moscow và tiếp đón các phái đoàn ngoại giao cấp cao từ Pháp, Đức, và Brazil. Sau khi sử dụng hết mọi lý do có thể, Trung Quốc gần đây đã thừa nhận rằng họ đơn giản là không muốn nói chuyện. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết vào tháng 3, “Việc liên lạc [với Mỹ] không nên được thực hiện chỉ vì [các bên muốn] liên lạc.”

Nói cách khác: Đừng gọi cho chúng tôi, và chúng tôi cũng sẽ không gọi cho các vị.

Nguồn: Craig Singleton, “Why Xi Is Ghosting Biden,” Foreign Policy, 17/05/2023

Continue reading

Leave a comment

Filed under Uncategorized

Tròn 100 tuổi, Henry Kissinger nói gì về Đảng CS Trung Quốc và đối đầu Mỹ-Trung?

(BBC) 29/05/2023 — Hôm 27/05/2023, ông Henry Kissinger, cựu Ngoại trưởng, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, học giả nổi tiếng và không thiếu tai tiếng, tròn 100 tuổi.

Một số báo châu Âu đã có bài về ông, BBC News Tiếng Việt xin lược dịch một số đoạn trích đáng chú ý.

Trang The Economist tại Anh hôm 17/05 đã phỏng vấn ông Henry Kissinger về cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung.

Continue reading

Leave a comment

Filed under Uncategorized

Chiến tranh Việt Nam sau 50 năm: 7 lý do vì sao Mỹ thua

Mark Shea, BBC World Service (BBC Tiếng Việt) 29/03/2023 — Sau Thế chiến thứ hai, không thể chối cãi rằng Hoa Kỳ là cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới và tin rằng quân đội của họ cũng vậy, có sức mạnh toàn năng.

Tuy nhiên, sau ít nhất tám năm chiến đấu, mặc dù đã đổ nhiều nguồn lực tài chính và nhân lực vào cuộc xung đột, Hoa Kỳ đã bị đánh bại bởi quân Bắc Việt và các đồng minh du kích, Việt Cộng.

Nhân kỷ niệm 50 năm ngày Mỹ rút quân (29/3/1973), chúng tôi đặt câu hỏi với hai chuyên gia và học giả về lý do Mỹ thất bại trong Chiến tranh Việt Nam.

Continue reading

Leave a comment

Filed under Uncategorized

Stephen B. Young: ‘Sự phản bội của Henry Kissinger là nguyên nhân chính khiến Việt Nam Cộng hòa sụp đổ’

Huyền Trân (BBC News Tiếng Việt) 30/03/2023 — Dường như Henry Kissinger đã làm theo câu nói nổi tiếng của sử gia Thucydides, “The strong do what they can, the weak suffer what they must”, tác giả Stephen B. Young bình luận với BBC News Tiếng Việt.

‘Kissinger’s Betrayal: How America Lost the Vietnam War’ là quyển sách mới nhất của tác giả Stephen B. Young cho thấy cách nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ, Henry Kissinger đã phản bội Việt Nam Cộng hòa (VNCH) thế nào qua những thỏa thuận bí mật với Liên Xô, Bắc Việt và Trung Quốc.

Ông Henry Kissinger, 99 tuổi là Ngoại trưởng Mỹ từ năm 1973 đến 1977, và trợ lý cho Tổng thống Mỹ Richard Nixon, sau đó là Tổng thống Gerald Ford trong các vấn đề an ninh quốc gia từ năm 1969 đến tháng 11/1975.

Quyển sách đề cập đến động cơ sâu xa Henry Kissinger, từ sự không tin tưởng vào một chiến thắng cho Mỹ ở Việt Nam ngay từ ban đầu, không xem Việt Nam Cộng hòa có chủ nghĩa dân tộc.

Nguyên nhân gốc rễ là từ ảnh hưởng tư tưởng của Jean Sainteny, Đặc ủy Cộng Hòa Pháp tại Bắc Bộ từ năm 1946 đến 1962, theo Giáo sư Stephen B. Young.

Trả lời phỏng vấn BBC News Tiếng Việt từ Minnesota (Hoa Kỳ) ngày 27/03, cựu phó khoa luật Đại học Harvard cho rằng nền hòa bình mang lại sau Hiệp định Paris ký ngày 27/01/1973 là “không có danh dự” như Tổng thống Nixon từng mong muốn.

Continue reading

Leave a comment

Filed under Uncategorized

50 năm Hiệp định Paris: Sự phản bội của Henry Kissinger

Mai Vũ Phạm (SGN) 26/01/2023 — Hôm nay tròn 50 năm ngày Hiệp định Paris được ký. Trên văn bản chính thức của Hiệp định Paris là sự tham gia của bốn bên. Nhưng thực tế, Hiệp định Paris là cuộc thương lượng được định đoạt trước giữa Hoa Kỳ và phe cộng sản, đại diện là Đảng Lao động, tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN).

Sau 50 năm, nhiều bí mật đã được vén màn. Người được cho là đã đi nước cờ có tính quyết định vận mệnh của miền Nam là Cố vấn An ninh Quốc gia của tổng thống Richard Nixon, Henry Kissinger. 

Continue reading

Leave a comment

Filed under Uncategorized

Henry Kissinger: 100 tuổi tay chưa khô máu

Mai Vũ Phạm (SGN) 27/05/2023 — Di sản đáng nhớ nhất của Kissinger là vô số núi xác người và một bàn tay nhuốm máu.

Ngày 27 Tháng Năm, năm 2023, Henry Kissinger chính thức bước sang tuổi 100, và được nhận những lời chúc tốt đẹp nhất từ giới ngoại giao khắp nơi. Tuy nhiên, đối với khá nhiều người, Kissinger lại là một tội đồ chiến tranh và một kẻ đáng nguyền rủa, vì những tội ác mà ông đã gây ra ở nhiều quốc gia, như Chile, Bangladesh, Argentina, và Campuchia.

Nhằm đánh dấu sinh nhật 100 tuổi của Kissinger, Cục Lưu trữ An ninh Quốc gia, một tổ chức tư nhân phi lợi nhuận, đã phát hành lại 38 tài liệu và liên kết đến hàng chục tài liệu khác, từ thời Kissinger làm cố vấn an ninh quốc gia và ngoại trưởng cho các cố Tổng thống Richard Nixon và Gerald Ford. Những tài liệu này phơi bày được tội ác kinh tởm của Kissinger. Từ 1969–1976, những chính sách ngoại giao của Kissinger để lại nhiều vết máu khó rửa cho cả Hoa Kỳ và thế giới dân chủ.

Continue reading

Leave a comment

Filed under Uncategorized