Bốn Thượng Nghị sĩ Mỹ kêu gọi “lồng ghép nhân quyền” trong tất cả cuộc đối thoại với Việt Nam

(RFA) 27/06/2024 — * Cập nhật bình luận của ông Phil Robertson, giám đốc tổ chức AHRLA

Nhiều nghị sĩ Mỹ quan ngại về tình trạng gia tăng đàn áp của chính quyền Việt Nam đối với những tiếng nói bất đồng trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước ngày một nồng ấm.

Hôm 25/6, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Ben Cardin cùng với ba Thượng nghị sĩ Chris Coons, Chris Van Hollen và Jeff Merkley gửi thư cho Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, thúc giục ông đưa các ưu tiên nhân quyền vào trong các cuộc đối thoại với Việt Nam.

Bức thư đồng thời được đăng tải lên trang web của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện có đoạn:

Hoa Kỳ phải lồng ghép nhân quyền vào tất cả các khía cạnh trong các cuộc thảo luận song phương của chúng ta, và không chỉ nêu những vấn đề này trong Đối thoại Nhân quyền Hoa Kỳ-Việt Nam.

Chúng tôi kêu gọi ngài nhấn mạnh với các quan chức Việt Nam rằng tiến bộ thực sự về nhân quyền sẽ tạo điều kiện cho mối quan hệ kinh tế, thương mại và an ninh sâu sắc hơn với Hoa Kỳ. ”

Cho rằng để mối quan hệ giữa hai quốc gia cựu thù phát huy hết tiềm năng, cách tiếp cận của Mỹ là phải đi kèm với những tiến bộ rõ rệt về nhân quyền và quản trị tốt. 

Một số tù nhân lương tâm tiêu biểu ở Việt Nam. HRW

Tăng cường quan hệ nhưng không đánh đổi nhân quyền

Các nhà làm luật của Mỹ nêu những quan ngại về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, nhấn mạnh về xu hướng gia tăng đàn áp theo Chỉ thị 24.

Văn bản mật này do Bộ Chính trị Đảng Cộng sản ban hành vào tháng 7/2023 – chỉ hai tháng trước khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố nâng cấp quan hệ ngoại giao với Việt Nam, tổ chức Dự án 88 bạch hóa Chỉ thị này vào tháng 3 năm nay cho rằng nó nhằm củng cố hơn nữa chế độ độc đảng và ngăn cấm các quyền tự do.

Đánh giá về bức thư của bốn thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, ông Josef Benedict, chuyên gia vận động khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của tổ chức Liên minh Xã hội Dân sự Toàn cầu (CIVICUS), nói trong tin nhắn gửi Đài Á Châu Tự Do (RFA) ngày 27/6:

Thư chung của bốn Thượng nghị sĩ gửi Ngoại trưởng Blinken là một lời nhắc nhở quan trọng đối với Chính phủ Hoa Kỳ rằng quan hệ đối tác chiến lược của họ với Việt Nam không được đánh đổi bằng việc gạt bỏ nhân quyền.

Chính phủ Việt Nam đã không thực hiện bất kỳ cải cách có ý nghĩa nào kể từ khi quan hệ đối tác được ký kết vào tháng 9 năm 2023 và chúng ta tiếp tục chứng kiến ​​một cuộc đàn áp có hệ thống đối với các quyền công dân và bỏ tù những người bảo vệ nhân quyền, bao gồm các nhà hoạt động môi trường và nhà báo với những cáo buộc bịa đặt.”

Ông Phil Robertson, giám đốc tổ chức Những người vận động Nhân quyền và Lao động Châu Á (Asia Human Rights and Labor Advocates- AHRLA) thì cho rằng:

Bằng cách trích dẫn Chỉ thị 24 của Việt Nam, các Thượng nghị sĩ đang coi Blinken là một trò bịp bợm khi chỉ ra rằng sự thù địch của Hà Nội đối với nhân quyền và viện trợ nước ngoài là có hệ thống, không phải vài trường hợp cụ thể. Trong một thời gian quá dài, Bộ Ngoại giao (Hoa Kỳ- PV) đã tuyên bố cụ thể rằng việc nêu ra các vấn đề nhân quyền đằng sau hậu trường sẽ có tác động tích cực ở Việt Nam, nhưng họ không có bằng chứng nào chứng minh điều đó. Trên thực tế, rõ ràng mọi thứ về nhân quyền ở Việt Nam đang đi sai hướng như sự đàn áp các nhà hoạt động, nhà báo, nhóm xã hội dân sự và các nhà bảo vệ môi trường. ngày càng rộng hơn.

Chính Theo ông, Chính phủ Hoa Kỳ nên nói với Việt Nam rằng trừ khi họ bắt đầu thả tù nhân chính trị, bao gồm cả những người được các Thượng nghị sĩ nhắc trong thư, Hoa Kỳ sẽ cần phải đảo ngược các cam kết trước đó về đầu tư nước ngoài và các hỗ trợ kinh tế vốn hỗ trợ nền kinh tế Việt Nam.

Bốn nhà lập pháp kêu gọi Ngoại trưởng Antony Blinken nhấn mạnh với các quan chức Việt Nam rằng, tiến bộ thực sự về nhân quyền sẽ tạo điều kiện cho mối quan hệ kinh tế, thương mại và an ninh sâu sắc hơn với Hoa Kỳ. 

Đặc biệt, việc thúc đẩy quyền tự do lập hội là trọng tâm để thiết lập một môi trường pháp lý ổn định giúp các nhà đầu tư Hoa Kỳ tin tưởng lựa chọn Việt Nam để đa dạng hóa chuỗi cung ứng và đầu tư.

Tiến sỹ Nguyễn Bá Tùng, Trưởng ban điều hành của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam, cũng đồng ý với đề nghị cần phải đưa vấn đề nhân quyền vào tất cả các cuộc thương lượng song phương trong mọi lĩnh vực từ quân sự, kinh tế, thương mại… Ông nói với RFA trong ngày 27/6:

Nếu như Hoa Kỳ đặt những điều kiện về nhân quyền trong các cuộc thương lượng đó thì tôi nghĩ rằng vấn đề nhân quyền sẽ được cải thiện vì Nhà nước Việt Nam chỉ có thể cải thiện khi họ bị áp lực bởi những điều kiện kinh tế tài chính.”

Theo ông, Hoa Kỳ cần sử dụng đòn bẩy thương mại và kinh tế để buộc Việt Nam phải cải thiện hồ sơ nhân quyền. Hiện Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam, sau Trung Quốc.

Năm 2023, kim ngạch thương mại hai chiều đạt gần 111 tỷ đô la Mỹ, và Việt Nam có thặng dư thương mại hơn 83 tỷ. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ và Việt Nam còn tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực, trong đó có quốc phòng, môi trường, y tế…

Vận động phóng thích tù nhân lương tâm

Trong thư chung, bốn thượng nghị sĩ bày tỏ sự quan tâm đến việc nhiều người bảo vệ nhân quyền, nhà báo, người hoạt động môi trường đang bị cầm tù ở Việt Nam trong đó có bốn blogger của Đài Á Châu Tự Do là Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Tường Thụy và Trương Duy Nhất.

Đặc biệt, các Thượng nghị sĩ nhấn mạnh tới trường hợp của Nguyễn Văn Hóa, một người đóng góp cho các phóng sự của RFA vừa mãn hạn tù bảy năm hồi tháng 1 năm nay, nhưng vẫn bị quản thúc tại gia và có khả năng bị bắt lại.

Các thượng nghị sĩ nói rằng thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam không chỉ là giá trị quan trọng của Hoa Kỳ mà còn quan trọng trong việc thúc đẩy mối quan hệ sâu sắc hơn và có ý nghĩa hơn giữa hai quốc gia, đồng thời người dân Việt Nam cũng đánh giá cao và ghi nhận sự trợ giúp của Hoa Kỳ cho nhân quyền ở Việt Nam.

Được hỏi ý kiến về thư chung của bốn thượng nghị sĩ Hoa Kỳ gửi Ngoại trưởng Blinken, vợ một tù nhân lương tâm phát biểu trong điều kiện ẩn danh vì lý do an ninh.

i cảm ơn bốn thượng nghị sĩ Hoa Kỳ về lời kêu gi của họ, và tha thiết mong muốn Ngoại trưởng Blinken vận động để buộc Việt Nam cải thiện hồ sơ nhân quyền và trả tự do cho các tù nhân lương tâm đang bị đày đoạ trong các nhà tù khắp cả nước.

Chồng tôi và các tù nhân lương tâm khác không có tội, mà chỉ thực hành quyền con người nhằm xây dựng một nước Việt Nam tự do, văn minh, công bằng và phát triển bền vững.”

Phóng viên gửi email cho Bộ Ngoại giao của cả Hoa Kỳ và Việt Nam với đề nghị bình luận về thư chung này nhưng chưa nhận được ngay phản hồi.

* Cập nhật phần bình luận của ông Phil Robertson, giám đốc tổ chức AHRLA lúc 15 giờ 40 ngày 27/6/2024

Leave a comment

Filed under Uncategorized

Leave a comment