Những lời đẫm máu tiết lộ ý đồ sát nhân của Đặng Tiểu Bình

Trần Phá Không (TríThứcVN) 21/05/2024 — “Giết 200.000 người để đảm bảo ổn định trong 20 năm” là câu nói nổi tiếng của Đặng Tiểu Bình trong thời kỳ năm 1989. Câu nói nổi tiếng đẫm máu này bề ngoài là vì sự ổn định của đất nước, nhưng thực chất là vì sự ổn định của chế độ và sâu hơn là vì lợi ích cá nhân của Đặng Tiểu Bình.

Đặng Tiểu Bình đã trắng trợn khôi phục phong cách chính trị cực đoan của Mao. (Ảnh: MXH)

Vì lợi ích cá nhân, Đặng Tiểu Bình đưa quân sang Việt Nam

Tháng 2/1979, Đặng Tiểu Bình phái 200.000 quân Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sang xâm lược Việt Nam. Trong một tháng, hơn 20.000 lính Trung Quốc thiệt mạng, vô số người bị thương, và phải trở về trong thất bại thảm hại.

Nguyên nhân của cuộc chiến này là vì ĐCSTQ xúi giục và thông đồng với Đảng Cộng sản Campuchia (Khmer Đỏ) tàn sát 1/4 dân số Campuchia, trong đó có người Hoa và người Việt Nam xa xứ.

Với danh nghĩa bảo vệ kiều bào, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đã đưa quân sang Campuchia lật đổ Khmer Đỏ, tình cờ cứu được người dân Campuchia thoát khỏi địa ngục. ĐCSTQ đưa quân vào Việt Nam với mục đích trả đũa ĐCSVN và ủng hộ Đảng Cộng sản Campuchia.

Đến nay, Khmer Đỏ đã tan rã từ lâu, tàn dư của đảng này đang bị Tòa án Công lý Quốc tế xét xử. Điều này chứng tỏ rằng cuộc chiến tranh Trung-Việt do Đặng Tiểu Bình khởi xướng không chỉ là một thất bại hoàn toàn về quân sự, mà còn là một thất bại chính trị.

Việc Đặng Tiểu Bình nhất quyết đưa quân sang Việt Nam thực ra là vì mục đích cá nhân. Bằng việc điều động quân đội và tướng lĩnh, ông ta đã giành được quyền lực quân sự từ tay Hoa Quốc Phong, và chuẩn bị kế hoạch bóp chết quyền lực của Hoa Quốc Phong trong tương lai. Đây không phải là thủ đoạn hiếm gặp vào thời cổ đại.

Đáng tiếc là Hoa Quốc Phong đã rơi vào bẫy của Đặng, vô số người lính trẻ đã phải làm bia đỡ đạn cho ông ta. Họ chết ở nước ngoài mà không hề nhìn thấy thế giới đầy màu sắc sau cải cách và mở cửa. Sau những năm 1990, ĐCSTQ và ĐCSVN lại hòa giải, máu của lính trẻ Trung Quốc coi như đã đổ xuống vô ích.

Ông Hoa Quốc Phong rơi vào bẫy của Đặng Tiểu Bình. (Ảnh: Getty Images)

Mục đích cá nhân của Đặng Tiểu Bình sau cuộc thảm sát học sinh, sinh viên

Năm 1989, Đặng Tiểu Bình khi đó là Chủ tịch Quân ủy, đã huy động 1/3 lực lượng chủ lực của ĐCSTQ, tổng cộng hơn 300.000 quân, tiến vào Bắc Kinh, nổ súng vào học sinh, sinh viên và người dân không có vũ khí, đàn áp đẫm máu phong trào dân chủ lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc khi đó.

Dưới mệnh lệnh cực đoan của Đặng Tiểu Bình, quân đội ĐCSTQ đã không ngần ngại dùng xe tăng đè bẹp người dân và bắn họ bằng súng máy. Vô số người dân bị tàn sát, quảng trường nhuốm đầy máu, xác chết nằm rải rác trên đường phố. Đây chính là “vụ thảm sát ngày 4/6/1989” tại quảng trường Thiên An Môn gây chấn động Trung Quốc và thế giới.

“Giết 200.000 người để đảm bảo ổn định trong 20 năm” là câu nói nổi tiếng của Đặng Tiểu Bình trong thời kỳ năm 1989. “Câu nói nổi tiếng” này bề ngoài là vì sự ổn định của đất nước, nhưng thực chất là vì sự ổn định của chế độ.

Hàm ý của “Câu nói nổi tiếng” này cũng liên quan đến mong muốn cá nhân ích kỷ của Đặng Tiểu Bình: Chí ít hãy để ông ấy trải qua tuổi già trong yên bình.

Cầm thanh kiếm quyền lực trong tay, Đặng Tiểu Bình có thể tùy hứng định đoạt sinh tử của người khác.

Đặng Tiểu Bình đã trải qua một tuổi già thanh thản, nhưng cái giá phải trả là hàng trăm sinh viên máu chảy thành sông, hàng ngàn người ưu tú bị tống vào tù, hàng triệu người dân bị đàn áp. Là thủ phạm chính của vụ Thảm sát Thiên An Môn “ngày 4/6”, Đặng Tiểu Bình đã bị đóng đinh vào cây cột ô nhục của lịch sử.

Cảnh tượng đàn áp tàn bạo đẫm máu tại Thảm sát Quảng trường Thiên An Môn đã khiến cả thế giới bàng hoàng. Đặng Tiểu Bình, kẻ giành chính quyền bằng vũ lực, hễ gặp phải sự phản đối, trước tiên đều nghĩ đến nòng súng. (Nguồn: Website Hồ sơ sự kiện Lục Tứ)

Trước sự kiện ngày 4/6, tháng 5/1989, Triệu Tử Dương đến gặp Đặng Tiểu Bình, đề xuất đối thoại với sinh viên và tăng cường tính minh bạch. Đặng trả lời rằng hiện giờ y cảm thấy rất mệt mỏi, đầu óc không đủ minh mẫn, ù tai trầm trọng đến mức không thể nghe rõ Triệu Tử Dương đang nói gì.

Thủ đoạn hắc ám này của Đặng đang tái hiện lại cảnh thời Tam Quốc khi “Tư Mã Ý giả bệnh để thắng Tào Sảng”. Ông ta giả điếc, nhằm đối phó và làm tê liệt Triệu Tử Dương.

Trên thực tế, Đặng Tiểu Bình chuyên dựa vào các cuộc nổi dậy vũ trang và chiếm đoạt quyền lực bằng vũ trang. Khi gặp phải sự phản đối, điều đầu tiên ông ta nghĩ đến là họng súng.

Ngay sau cuộc biểu tình của sinh viên vào mùa đông năm 1986, Đặng Tiểu Bình nói rằng chúng ta không sợ đổ máu, và tình trạng bất ổn của sinh viên đã rất yên bình và tự nó sẽ lắng xuống.

Những lời nói đẫm mùi máu này của Đặng Tiểu Bình đã bộc lộ ý định giết người của y.

Sau đó, mỗi khi nghe tin sinh viên xuống đường, Đặng Tiểu Bình lại bí mật lên kế hoạch thiết quân luật, hoặc kiểm soát quân sự, và vô thức đặt tay lên báng súng của mình.

Trước khi chết, Đặng Tiểu Bình chỉ có thể ra lệnh: “Không được để lại tro cốt, hãy rải xuống biển”. Đặng cũng bắt chước Chu Ân Lai, nhưng chủ yếu là do ông ta sợ bị quất xác thành tro. Chu Ân Lai sợ Mao Trạch Đông, còn Đặng Tiểu Bình sợ người dân Trung Quốc.

Sau vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6, Đặng Tiểu Bình tay nhuốm máu nhân dân, cũng cố gắng tẩy trắng bản thân thông qua con gái mình rằng: “Nhân dân, tôi là con của nhân dân Trung Quốc. Tôi yêu mọi người sâu sắc.”

Trên đời làm gì có cái lý con cái lại giết chính cha mẹ mình? Dù ở thời xưa hay thời nay, đây đều là một trọng tội bị người đời trách phạt.

Sau cái chết của Mao Trạch Đông, vì những trải nghiệm kém may mắn của bản thân, Đặng Tiểu Bình đã gắng sức phủ nhận Cách mạng Văn hóa. Tuy nhiên, bằng cách phủ nhận Cách mạng Văn hóa, y lại thông qua sửa đổi hiến pháp, hủy bỏ “4 quyền tự do lớn” của người dân, bãi bỏ quyền đình công của công nhân.

Suy nghĩ của Đặng Tiểu Bình về Cách mạng Văn hóa chỉ đơn giản là tước đoạt các quyền dân chủ của người dân. Trước và sau sự kiện ngày 4/6, Đặng đã so sánh làn sóng dân chủ với Cách mạng Văn hóa và tình trạng hỗn loạn.

Chính Mao Trạch Đông là người phát động Cách mạng Văn hóa mang tính hủy diệt, nhưng Đặng lại làm ngược lại. Tội ác của Mao lại bị đổ lỗi cho người dân. Người dân Trung Quốc phải trả giá cho những hành động tàn ác của ĐCSTQ.

Khi mới thành lập, ĐCSTQ tuyên bố “giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo”, và thường xuyên phát động các cuộc đình công để đối đầu với chính quyền Quốc dân đảng lúc bấy giờ.

Không ngờ, sau hơn 30 năm nắm quyền, ĐCSTQ lại ra luật bãi bỏ quyền bãi công của công nhân. Điều này chỉ chứng tỏ rằng ĐCSTQ độc tài và phản động hơn bất kỳ chế độ nào trước đó.

Một số người từng đặt hy vọng dân chủ hóa ở Trung Quốc vào Đặng Tiểu Bình. Nhưng trong một đoạn ghi âm để lại khi còn sống, nguyên Tổng Bí thư ĐCSTQ Triệu Tử Dương đã thẳng thắn tuyên bố, lời nói của Đặng Tiểu Bình về dân chủ chỉ là lời nói suông.

Có người bình luận: Đặng Tiểu Bình là vị hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc. Trên thực tế, Hoa Quốc Phong đã chấm dứt nền chính trị chuyên quyền cực đoan kiểu Mao, và tạo ra một nền dân chủ nội đảng tương đối lỏng lẻo.

Nhưng thời kỳ tốt đẹp không kéo dài được bao lâu thì Đặng Tiểu Bình đã dùng những thủ đoạn mạnh mẽ để xóa sổ Hoa Quốc Phong, và trắng trợn khôi phục nền chính trị độc tài cực đoan “một tiếng nói” kiểu Mao. Đặng tự nhận là nòng cốt thế hệ thứ 2 sau Mao, từ đó trở đi ông ta là người có tiếng nói cuối cùng trong mọi việc.

Trần Phá Không / Vision Times

Một du học sinh Trung Quốc trên chuyến bay từ New York về Bắc Kinh, đã nói với một hành khách người Việt rằng vụ thảm sát Thiên An Môn hoàn toàn không tồn tại,…

Leave a comment

Filed under Uncategorized

Leave a comment