TT Nguyễn Xuân Phúc 2 lần dẫn thơ sai tác giả

(DCVO) – Cộng đồng mạng đang sôi sục khi thủ tướng Việt Nam ông Nguyễn Xuân Phúc 2 lần dẫn cùng 1 bài thơ, trong 2 bối cảnh khác nhau nhưng cả 2 lần đều sai tên tác giả.


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng cờ thi đua của Chính phủ
cho Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin. Ảnh: VGP/Quang Hiếu .

Bài thơ được ông Phúc trích dẫn là bài “Bài học đầu cho con” của nhà thơ Đỗ Trung Quân viết năm 1986. Bài thơ đã được phổ nhạc bởi nhạc sĩ Giáp Văn Thạch và trở thành 2 ca khúc rất quen thuộc và được ưa chộng trong 25 năm qua. Bài thơ như sau:

Quê hương là gì hở mẹ 
Mà cô giáo dạy phải yêu 
Quê hương là gì hở mẹ 
Ai đi xa cũng nhớ nhiều 

Quê hương là chùm khế ngọt 
Cho con trèo hái mỗi ngày 
Quê hương là đường đi học 
Con về rợp bướm vàng bay 

Quê hương là con diều biếc 
Tuổi thơ con thả trên đồng 
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông 

Quê hương là cầu tre nhỏ 
Mẹ về nón lá nghiêng che 
Là hương hoa đồng cỏ nội 
Bay trong giấc ngủ đêm hè. 

Quê hương là vòng tay ấm 
Con nằm ngủ giữa đêm mưa 
Quê hương là đêm trăng tỏ 
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm 

Quê hương là vàng hoa bí 
Là hồng tím giậu mồng tơi 
Là đỏ đôi bờ dâm bụt 
Màu hoa sen trắng tinh khôi

Quê hương mỗi người chỉ một 
Như là chỉ một mẹ thôi 
Quê hương có ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người

Ở 2 lần trích dẫn – lần 1 tại hội nghị Việt Kiều 11/2016 tại tp. Hồ Chí Minh, lần 2 khi gặp gỡ kiều bào ở Berlin (Đức) trong chuyến đi dự hội nghị G20 vừa qua – ông Phúc đều nói đó là bài thơ của Giang Nam, ông còn cụ thể thêm là ‘quê ở Khánh Hòa”

Thực ra Giang Nam cũng có 1 bài thơ rất nổi tiếng mang tên Quê Hương như sau:

Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường 
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ 
“Ai bảo chăn trâu là khổ” 
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
Có những ngày trốn học 
Đuổi bướm cạnh bờ ao 
Mẹ bắt được… 
Chưa đánh roi nào tôi đã khóc! 
cô bé nhà bên 
Nhìn tôi cười khúc khích…

Cách mạng bùng lên 
Rồi kháng chiến trường kỳ 
Quê tôi đầy bóng giặc 
Từ biệt mẹ, tôi đi 
Cô bé nhà bên có ai ngờ!
Cũng vào du kích 
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích 
Mắt đen tròn thương thương quá đi thôi!
Giữa cuộc hành quân không nói được một lời 
Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại 
Mưa đầy trời mà lòng tôi ấm mãi… 

Hòa bình tôi trở về đây 
Với mái trường xưa, bãi mía, luống cày 
Tôi lại gặp em 
Thẹn thùng nép sau cánh cửa 
Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ 
Chuyện chồng con khó nói lắm anh ơi!
Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùi 
Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng… 

Rồi hôm nay nhận được tin em 
Không tin được dù đó là sự thật 
Giặc bắn em rồi, quăng mất xác 
Chỉ vì em là du kích, em ơi!
Đau xé lòng anh, chết nửa con người! 

Xưa yêu quê hương vì có chim, có bướm 
Có những ngày trốn học bị đòn roi 
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất 
Có một phần xương thịt của em tôi.

Trích dẫn thơ văn trong lúc nói chuyện được các nguyên thủ quốc gia nhiều nước sử dụng. Trong chuyến thăm của các tổng thống Mỹ Bill Clinton hay Barack Obama tới Việt Nam, diễn văn của họ đều chứa đựng những câu thơ trong kho tàng văn học Việt Nam.

Học cách trích thơ và trích lộn tới 2 lần thì quả là hết sức bá đạo. Đoạn video clip với sai sót này của ông Phúc đã được phát sóng trên VTV nhưng sau đó bị nhà đài cắt bỏ. Phiên bản trôi nổi của nó vẫn có thể tìm thấy trên Youtube.

Đỗ Trung Quân: Tác giả bài thơ đó
là tôi, thưa Thủ tướng!

FB Đỗ Trung Quân (DCVO) – Xin nói ngay , với tôi thoạt đầu chỉ là câu chuyện hài hước.chuyện nhầm lẫn tên một tác giả ai cũng có thể như tôi thỉnh thoảng vẫn nhầm Xuân Diệu với… Xuân Quỳnh, do trí nhớ, tuổi tác…ai cũng có thể. Trường hợp này nếu là học sinh đi thi văn thì: rớt! nếu là ông già thì là alzhaimer. Chuyện bình thường!


Nhà thơ Đỗ Trung Quân

Nhưng với một nguyên thủ mang chuông ra xứ người lại là câu chuyện khác. Ai cũng biết mọi diễn từ của các nguyên thủ đều được chuẩn bị, chấp bút của một trợ lý văn hoá nếu đó là vấn đề văn hoá. Câu chuyện liên quan đến tôi không dưới 3 lần, đủ để nhắc trong note vui vẻ này

– Có 3 tổng thống Pháp từng ghé thăm Việt Nam. Trong ấy vị tổng thống thứ 2 Jacques chirac 1997 từng ghé qua Sài Gòn và trong diễn từ của ông tại uỷ ban NDTP ông có nhắc tới một bài thơ của một tác giả đang sống ở Sài Gòn – chắc chắn ông có một chấp bút văn hoá chí ít không sai tác phẩm và tác giả. Chuyện cũng chẳng to tát gì , nó chỉ là ngoại giao

– Năm 2007 – chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết qua thăm Hoa Kỳ . nói chuyện với 1000 kiều bào ông cũng nhắc tới một tác phẩm trừ nói tên tác giả. Thế cũng chả sao, tác giả cũng chẳng vì thế mà mất đi cái tên của mình bởi ai cũng biết tên tác giả bài thơ

Và lần này 2017 TT Nguyễn Xuân Phúc cũng lại trò chuyện với kiều bào tại nước ngoài. Ông đọc bài thơ ấy và gán nó cho một tác giả khác. Câu chuyện thành vấn đề ở đây

1- Nếu trợ lý văn hoá của ông không biết đấy là tác phẩm của một tác giả vẫn đang còn sống thì đấy là một trợ lý kém về văn hoá hoặc… không đến lớp. Bài thơ nằm trong sách giáo khoa lớp ba từ gần 30 năm nay [ dù vẫn in sai ] để TT gây cười thầm trước công chúng trong và ngoài nước. trợ lý văn hoá ấy nên cho làm việc khác phù hợp với trình độ.

2- Nếu “ trợ lý văn hoá “ biết tác giả nhưng vẫn cố tình gán ghép cho tác giả khác thì thưa thủ tướng ! Diễn từ ấy vô hình trung đã đẩy tác giả còn sống là tôi vào tình thế “ đạo thơ “ tiếng dân gian gọi là “ ăn cắp “ thơ người khác . Đây sẽ là câu chuyện khác: danh dự và nhân cách một người cầm bút.

Tôi tin chắc hệ thống truyền thông, báo chí, văn học của việt nam 30 năm qua đều thừa biết tác giả của bài thơ ấy. Bài thơ xuất hiện trong tác phẩm phổ thơ có tên “ Quê Hương “ [ tựa chính của thơ là bài học đầu cho con ] từ 1986. Nếu tác giả ấy ăn cắp thơ ông thì chính ông Giang Nam đã lên tiếng tố cáo ngay khi nó xuất hiện rằng không thấy tên ông phần lời thơ.

Truyền hình, truyền thông biết rõ điều ấy từ 30 năm nay nhưng vẫn đưa phát biểu không đúng của ông như thế – vẫn không đính chính tác giả của bài thơ ông trích dẫn. Tôi nghĩ sự thiệt thòi nặng nề thuộc về thủ tướng, thưa ông!

Những minh xác này hoàn toàn xa lạ với cái gọi là “ hám danh “ của tác giả. Tác giả đã ở tuổi chờ trời kêu là dạ ! Con đường đi giờ là con đường mây trắng. Nhưng nếu cứ mãi “ thôi kệ !” mãi, e rằng nhiều người sẽ dần tin tác giả của nó là kẻ “ ăn cắp – đạo thơ “vốn đang đầy rẫy trong nền văn nghệ này.

Câu chuyện sẽ là hài hước nếu thực sự nhầm lẫn [ như tôi đã viết ở trên ]

Câu chuyện sẽ là bôi nhọ danh dự nếu không phải nhầm lẫn

Thưa Thủ Tướng!

Tác giả của bài thơ được thủ tướng trích dẫn sai tác giả ấy là tôi – còn sống: Đỗ Trung Quân.

Leave a comment

Filed under Uncategorized

Leave a comment